Măng nứa khô là loại măng được bà con dân tộc đi thu hái từ các mầm măng non của cây nứa có nguồn gốc từ các rừng nứa của núi rừng Tây Bắc. Măng được làm hoàn toàn thủ công, không có lưu huỳnh và bất cứ hóa chất nào.
Măng là mầm non của tre nứa…, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như duẩn, mao duẩn, trúc duẩn, trúc nha… Đối với nhiều nước ở phương Đông, măng là một trong những loại thực phẩm thông dụng. Ở nước ta, măng cũng là một nguyên liệu. Được dùng để chế biến nhiều món ăn được mọi người ưa thích. Thật khó có thể nghĩ rằng trên mâm cỗ những ngày Lễ Tết lại thiếu món canh măng !
Có nhiều loại măng khác nhau: tuỳ theo nguồn gốc. Có măng tre, măng vầu, măng nứa, măng giang….Tuỳ theo hàm lượng nước chứa trong thành phần có măng khô, măng tươi. Tuỳ theo cách chế biến có măng luộc, măng xào, măng hầm, măng chua, măng ớt…
Măng nứa khô có tác dụng gì?
Trước đây, có quan niệm cho rằng măng là một trong những đồ ăn vô bổ. Thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ “hại máu”. Nhưng, kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị. Nhất là trong thời buổi hiện nay khi người ta nhiều khi quá ham đồ béo bổ, tinh chế. Mà bỏ quên các thực phẩm có nhiều chất xơ. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn. Có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện. Do đó Măng thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo. Phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận. Sởi và thủy đậu ở trẻ em, ăn uống chậm tiêu, đại tiện không thông…
Thành phần dinh dưỡng có trong măng nứa khô
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Theo các tài liệu của Trung Quốc. Cứ mỗi 100g măng có chứa 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin), 0,1g lipid, 5,7g glucid, 22mg Ca, 56mg Photpho, 0,1g Fe, 0,08mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2, 0,6mg vitamin B3, 1,0mg vitamin C. Ngoài ra, trong măng còn chứa khá nhiều Mg và rất giàu chất xơ. Với hàm lượng chất béo, chất đường rất thấp và giàu chất xơ. Măng là loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trợ giúp tiêu hóa. Phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch. Cao huyết áp, bệnh táo bón, bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, Với hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, măng có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là một trong những thực phẩm chống ung thư.
Đa dạng cách chế biến
Bỏ nước, rửa sạch, thái miếng hoặc tước to/nhỏ tùy ý. Chần qua nước sôi. Xào thập cẩm với miến, thịt/hải sản, hành tây, cà rốt, nấm hương. Nấu lẩu, nấu canh với sườn heo, thịt, hải sản các loại. Dùng chế biến các món chay
Hàm lượng dinh dưỡng cao
Măng có hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú và rất ít chất béo. Măng mới hái có một lượng thiamin, niacin và vitamin A, B6 và E cực tốt cho sức khỏe.
Mẹo nhỏ cho bạn
Măng có vị ngọt và giòn nên được dùng làm nguyên liệu thực phẩm trong nhiều món ăn. Nếu không biết cách ngâm măng đúng cách, măng sẽ bị đắng và khó ăn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 4 kiểu ngâm măng đúng cách:
- Ngâm măng bằng giấm
- Ngâm măng bằng phèn chua
- Ngâm măng bằng muối
- Ngâm măng bằng nước lọc
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.